Đặc điểm Dãy_núi_Sulaiman

Takht-e-Sulaiman (nghĩa là ngai vàng của Solomon/Sulaiman) hay Kaisargarh/Kasi Ghar (hai đỉnh cao 3,443 m/11.295 ft và 3.379 m/11.085 ft)[1], TakatuGiandari là một số đỉnh núi cao nhất trong dãy núi Sulaiman. Dãy núi này chạy tới khu vực sông Ấn gần Mithankot và thị trấn Rajanpur trong huyện Rajanpur của tỉnh Punjab.

Dải nếp uốn Sulaiman, một chuỗi núi chạy theo hướng bắc-nam nằm tại phía tây miền trung Pakistan thuộc phân đoạn địa văn ba nếp; là dải nếp uốn Sulaiman ở phía tây, vùng bồn địa trước sông Ấn ở giữa và nền Punjab ở phía đông. Dải nếp uốn Sulaiman chứa các địa tầng đá phiến sét, đá vôisa thạch thuộc đại Trung sinh và/hoặc thời kỳ có niên đại trẻ hơn. Zindapir Anticlinorium là một bộ phận hợp thành của dải nếp uốn Sulaiman. Nó được đánh dấu bằng các loại đá cao độ thấp, được hình thành từ các trầm tích đại dương trong thời kỳ từ thế Paleocen tới thế Pliocen-Pleistocen của mảng Nam Á (Ấn-Pakistan) và bị đè lên trên bởi một lớp siwalik dày. Các trầm tích bồi tích do sông Ấn và các chi lưu của nó mang theo che phủ bòn địa trước sông Ấn và nền Punjab cận kề đang chìm lún về phía tây[2].

Các quan sát hiện trường thực địa chỉ ra rằng kiểu cấu trúc của Zindapir Anticlinorium được đặc trưng bằng các phay địa chất góc cao. Các phay này nói chung có hướng bắc-nam. Ngoài ra, tại các chỗ có đặc trưng en echelon[3] và các phay xiên thì sự cắt cụt phay cục bộ theo góc xiên là đáng kể[2].